Stablecoin là một loại tiền điện tử mã hóa có giá trị được liên kết với tài sản trong thế giới thực. Sự xuất hiện của đồng tiền này có mục đích là phản ứng trước các biến động về giá của Bitcoin, Ethereum… Vậy thực tế Stablecoin là gì, vai trò của đồng tiền này ra sao, các Stablecoin hiện có gồm những loại nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Blog Tiền Tệ để có giải đáp chi tiết.
Stablecoin là gì?
Stablecoin là loại tiền điện tử mã hóa (tiền ảo) ra đời với cơ chế đảm bảo giá trị luôn ở trạng thái ổn định. Đồng tiền này có thể được giao dịch trên các sàn trade, điển hình như đô la Mỹ hay Euro. Ngoài ra, tính ổn định cũng được đảm bảo khi Stablecoin gắn giá trị vào một tài sản ổn định như kim loại quý, tiêu biểu là vàng.
Khi thị trường luôn luôn có những biến động, tính ổn định của tài sản là thực sự cần thiết và luôn được đánh giá cao. Vì vậy, sự ra đời của đồng Stablecoin tạo ra bước ngoặt cho mối liên hệ chặt chẽ giữa tính ổn định của tài sản truyền thống và tính linh hoạt của tài sản kỹ thuật số.
Do là một loại tiền điện tử mã hóa nên Stablecoin thừa hưởng đầy đủ các tính chất: Được bảo mật, kiểm soát rất nghiêm ngặt, được bảo trợ, phi tập trung (bền vững). Chính vì vậy mà Stablecoin luôn đóng vai trò quan trọng với cả nhà đầu tư nhỏ và doanh nghiệp:
- Đối với nhà đầu tư nhỏ lẻ: Có thể chuyển khoản sang Stablecoin khi thị trường tiền điện tử có biến động mạnh mà không cần giao dịch qua fiat. Vì vậy, Stablecoin được xem là “nơi trú ẩn an toàn” ngay cả khi thị trường mới manh nha hay đã xuất hiện những “cơn sóng” biến động mạnh mẽ.
Đối với doanh nghiệp: Stablecoin có thể được sử dụng thay thế cho hình thức thanh toán truyền thống khi mà những đồng tiền khác cũng có tính phi tập trung nhưng lại biến động mạnh mẽ và rất khó lường.
Ưu, nhược điểm của Stablecoin
Stablecoin đặc biệt đem lại những lợi ích với các nhà đầu tư muốn sở hữu tài sản trong không gian tiền điện tử mã hóa. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì đồng tiền này cũng tồn tại những hạn chế nhất định:
Ưu điểm của Stablecoin
Ra đời với cơ chế đảm bảo giá trị luôn ở trạng thái ổn định, Stablecoin có các ưu điểm nổi bật sau:
- Tính an toàn cao do được neo giá trị với tài sản cố định.
- Hỗ trợ thanh toán quốc tế, giúp các giao dịch diễn ra nhanh chóng, dễ dàng.
- Mọi giao dịch Stablecoin không cần chờ đợi bên thứ 3 xác minh. Điều này đồng nghĩa nhà đầu tư không phải chi trả phí cho bất cứ bên thứ 3 nào.
- Các giao dịch Stablecoin đều được ghi tại sổ cái công khai, cho phép mọi người tham gia giám sát.
Hạn chế của Stablecoin
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật, Stablecoin cũng tồn tại những hạn chế nhất định:
- Stablecoin chủ yếu được tạo ra bởi các tổ chức tập trung sở hữu tiền tệ và phải chịu sự giám sát bởi tổ chức đó.
- Stablecoin gắn với Fiat – Tiền pháp định nên giá trị luôn phụ thuộc vào tình hình kinh tế toàn cầu và vấn đề lạm phát.
- Các quy định về tiền điện tử mã hóa còn thiếu, lỏng lẻo, phải mất một thời gian khá dài để Stablecoin có thể trở thành phương tiện giao dịch chính thức.
Phân loại Stablecoin
Tiền điện tử mã hoá Stablecoin được đúc trên chuỗi khối và tập trung vào sự ổn định. Dựa vào cấu trúc tài sản thế chấp cơ bản có thể chia đồng tiền này thành 4 loại:
Stablecoin thế chấp bằng Fiat
Stablecoin được thế chấp bằng Fiat có tỷ lệ chuyển đổi 1:1. Do tài sản được gắn giá trị không phải là tiền điện tử mã hoá nên loại Stablecoin này được gọi là “tài sản ngoài chuỗi”. Trong đó, tiền pháp định được tổ chức phát hành hoặc tổ chức tài chính trung ương dự trữ với tỷ lệ bằng số lượng mã Stablecoin đang lưu hành trên thị trường.
Các Stablecoin thế chấp bởi Fiat đều được hỗ trợ bằng tiền mặt trong tài khoản ngân hàng. Người sở hữu có thể đổi tiền đang có bằng cách yêu cầu đơn vị phụ trách Stablecoin chuyển số tiền mặt tương đương từ tiền dự trữ vào tài khoản ngân hàng. Lúc này, số lượng Stablecoin bị huỷ bỏ hoặc không còn tồn tại trong lưu thông.
Stablecoin thế chấp bởi tài sản điện tử
Các Stablecoin được thế chấp bằng tài sản điện tử khác như Bitcoin hay Ether, có blockchain được tạo ra bởi nền tảng Ethereum. So với những Stablecoin được hỗ trợ bằng tài sản truyền thống, loại Stablecoin này ít tập trung hơn. Chúng thường được “bảo quản” trong các hợp đồng thông minh, không chịu lỗ hổng như tài sản thế chấp được hỗ trợ bằng tài sản truyền thống.
Số lượng tiền điện tử sao lưu các Stablecoin được thế chấp bằng tài sản điện tử luôn nhiều hơn giá trị của chính Stablecoin. Vì vậy nên giá trị của chúng gần như không bị tác động bởi những biến động của tiền mã hóa.
Stablecoin được thế chấp bằng hàng hóa
Đây là loại Stablecoin có cơ chế hoạt động tương tự như Fiat Stablecoin. Tuy nhiên, khác biệt lớn nhất nằm ở việc Stablecoin này được hỗ thế chấp bởi hàng hóa, hỗ trợ các tài sản có thể chuyển nhượng như kim loại quý, trong đó phổ biến nhất là vàng.
Tính đến hiện tại, đa phần các Stablecoin này neo và lấy giá trị vàng làm chỉ số định giá. Hai lớn nhất trong phân loại này là Tether Gold (XAUT) và PAX Gold (PAXG).
Stablecoin thuật toán
Dựa trên các phép toán và cơ chế khuyến khích, các Stablecoin thuật toán tự duy trì tỷ giá. Bởi giá trị đồng coin không được hỗ trợ bởi bất cứ tài sản nào bên ngoài nên việc tối ưu thuật toán sẽ giúp khuyến khích hành vi người dùng, thao túng nguồn cung lưu hành, từ đó làm giá trị của bất cứ đồng tiền nhất định nào ổn định.
Đồng thời, nếu giá của một mã được thông báo vượt quá giá tiền tệ Fiat mà nó theo dõi thì các mã thông báo mới được đưa vào lưu hành. Điều này giúp điều chỉnh giá Stablecoin xuống.
Các Stablecoin hiện có
Thực tế, rất khó để kết luận đâu là Stablecoin tốt nhất hiện nay. Dưới đây là 4 Stablecoin được xếp hạng hàng đầu, lưu ý danh sách này không theo thứ tự giá cả bởi giá trị của chúng là ổn định.
Tether (USDT)
Tether (USDT) ra mắt vào năm 2014, đây là loại tiền ổn định được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực tiền mã hoá điện tử. Theo đó, Tether là một Stablecoin được thế chấp bởi Fiat.
Đặc điểm của loại Stablecoin này là có thể giao dịch được với đô la Mỹ (USD). Mỗi Tether đổi được 1 USD. Đây được xem là đồng coin ổn định đỉnh cao cho giao dịch rủi ro thấp, giúp chống thao túng thị trường ở lĩnh vực kỹ thuật số.
Dai (DAI)
DAI được hỗ trợ và duy trì bởi tiền tệ thuộc nền tảng Ethereum. Loại Stablecoin này được đưa vào kho MakerDAO, sau đó dùng làm tài sản thế chấp cho người sử dụng Dai Stablecoin.
Do giá trị của Stablecoin DAI lớn hơn giá trị của đồng đô la Mỹ nên MarketDAO bảo vệ đồng tiền bằng cách neo vào đồng đô la Mỹ với tỷ lệ chuyển đổi 1:1. So với Tether thì thị trường DAI có nhiều biến động hơn, tuy nhiên tính hiệu quả của nó vẫn được đánh giá tương đối cao.
USD Coin (USDC)
USD Coin được thế chấp bằng tài sản là đô la Mỹ, bảo chứng theo tỷ lệ 1:1. Giá trị của USD Coin được tạo ra nhằm duy trì sự ổn định, do vậy USDC là đồng tiền ổn định.
Stablecoin này được ứng dụng đa dạng trong lĩnh vực tiền điện tử mã hoá và được sử dụng rộng rãi trong nhiều quy trình tài chính phi tập trung.
Như vậy, Stablecoin là loại tiền điện tử mã hoá điện tử được đặc trưng bởi tính ổn định, có giá trị được kết nối với tài sản nào đó ở thế giới thực.
Với nội dung trên, hy vọng bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc: “Stablecoin là gì” cùng các nội dung liên quan đến đồng tiền này.
Nhanh tay truy cập Tfbnews.com để cập nhật thêm những thông tin hữu ích nhất về thị trường tiền ảo – forex!
Leave a comment