Thứ hai , 23 Tháng mười hai 2024
Home Hướng dẫn - Thủ thuật Kiến thức tài chính Sei Network là gì? Dự án mới trên Launchpool Binance
Kiến thức tài chính

Sei Network là gì? Dự án mới trên Launchpool Binance

sei network la gi
Sei Network là gì? Dự án mới trên Launchpool Binance

Sau Sui Network, Sei Network là dự án thứ 36 của Launchpool Binance nhận được sự quan tâm đặc biệt từ cộng đồng tiền điện tử. Nội dung bài viết hôm nay sẽ là những đánh giá chi tiết về Sei Network, sản phẩm, token, cách vận hành của Sei Network. 

Sei Network là dự án thứ 36 của Launchpool Binance nhận được sự quan tâm đặc biệt từ cộng đồng tiền điện tử
Sei Network là dự án thứ 36 của Launchpool Binance nhận được sự quan tâm đặc biệt từ cộng đồng tiền điện tử

Sei Network là gì? 

Sei Network là blockchain Layer 1 là một mã nguồn mở có thiết kế đặc biệt, dự án này có thể được xem như cuộc cách mạng hóa thế giới giao dịch trong nhiều lĩnh vực, trải rộng từ tài chính phi tập trung (DeFi), NFT cho đến GameFi. Sei Network trên Launchpool Binance được sử dụng cho các hoạt động như giao dịch phái sinh, giao dịch spot. Dự án này đang có những thay đổi tích cực nhằm mục đích thêm một số tính năng đổi mới để giải quyết các nhược điểm tại các sàn DEX hiện nay. 

Những ưu điểm của dự án Sei Network trong cơ chế đồng thuận nền tảng và quá trình xử lý giao dịch đã cho phép nó mang lại trải nghiệm giao dịch bằng cách kết hợp tốc độ ngoài chuỗi với bảo mật trên chuỗi, độ chính xác cao, quá trình xử lý các giao dịch mượt mà hơn. 

Sei Network là blockchain Layer 1 là một mã nguồn mở có thiết kế đặc biệt
Sei Network là blockchain Layer 1 là một mã nguồn mở có thiết kế đặc biệt

Thông tin về token Sei

  • Tên token: Sei Network
  • Ticker: SEI
  • Blockchain: Cosmos
  • Token Standard: Updating
  • Contract: Updating
  • Token Type: Utility & Governance token
  • Total Supply: 10,000,000,000 SEI
  • Initial Supply: 1,800,000,000 SEI
  • Circulating Supply: Updating…

Lightning Network là gì ? Vai trò của nó trong mạng lưới Blockchain

Ứng dụng của token Sei

  • Token Sei được sử dụng để làm phí giao dịch trong mạng lưới 
  • Thanh toán các khoản phí giao dịch trên blockchain Sei
  • Những người dùng khi sở hữu token Sei được quyền tham gia quản trị giao thức tương lai
  • Trở thành tài sản thế chấp hoặc tài sản thanh khoản cho các ứng dụng trên Sei Network

Phân bổ token

  • Private Sale Investors: 20% 
  • Binance Launchpool: 3% 
  • Team: 20% 
  • Foundation: 9% 
  • Ecosystem Reserve: 48%
Thông tin phân bố token của dự án Sei Network
Thông tin phân bố token của dự án Sei Network

Thông tin về ội ngũ phát triển, nhà đầu tư và đối tác dự án

Những thông tin về đội ngũ những người tham gia phát triển dự án, các nhà đầu tư và đối tác đồng hành sẽ giúp bạn hiểu hơn về quy mô, tính chất của dự án Sei Network: 

Đội ngũ dự án

Đội ngũ phát triển dự án đều là những cái tên có nhiều kinh nghiệm như Jayendra Jog và Jeffrey Feng, đây là những nhân vật đã sáng lập của Sei Labs. Jayendra Jog có 3 năm làm việc ở vị trí kỹ sư tại Robinhood và người đồng hành là Jeffrey Feng, có bằng tốt nghiệp đại học California, Berkeley loại giỏi. 

Nhà đầu tư

Kết thúc 2 vòng huy động vốn, hiện dự án Sei Network đã kêu gọi được tổng số tiền lên tới 35 triệu USD.  

  • Lần gọi vốn đầu tiên vào ngày 31/8/2022, đã huy động 5 triệu USD 
  • Lần thứ 2 vào ngày 11/4/2023, huy động thành công 30 triệu USD 

Đối tác

Các đối tác hiện tại của dự án Sei Network là những nhà xác thực của mạng lưới bao gồm Everstake, Blockscope, ActiveNodes,…

Các đối tác hiện tại của dự án Sei Network là những nhà xác thực của mạng lưới
Các đối tác hiện tại của dự án Sei Network là những nhà xác thực của mạng lưới

Một số sản phẩm tiêu biểu của Sei Network

Dưới đây là một số sản phẩm nổi bật của dự án Sei Network: 

Cơ chế đồng thuận Twin – Turbo

Mempool có thể được xem là cơ chế cải thiện tốc độ giao dịch cũng như đảm bảo tính hợp lệ của mạng lưới blockchain. Cơ chế này hoạt động theo trình tự rõ ràng, bắt đầu bằng việc tạo ra một danh sách các giao dịch chưa được xác nhận, sau đó lưu trữ chúng trong mempool của các validator. 

Giao dịch mới khi được thêm vào mempool cần chờ đợi để được xác nhận thông qua quá trình đồng thuận. Các validator thường sẽ cố gắng tạo điều kiện để các giao dịch từ mempool nhanh chóng thêm vào blockchain để nhận được phí giao dịch. 

Parallelization

Parallelization là cơ chế chia nhỏ quá trình nhằm tăng tốc độ xử lý và giảm thời gian đáp ứng. Ưu điểm của hình thức này là tăng hiệu suất làm việc và rút ngắn thời gian xử lý, đảm bảo tính minh bạch và công bằng cho thị trường. Tuy nhiên, hạn chế của Parallelization là quá trình cập nhật có thể dẫn đến một số sai sót gây ảnh hưởng đến giao dịch. 

Native Price Oracles

Dự án Sei Network đã tích hợp công cụ Native Price Oracles vào hệ thống với mục đích đảm bảo sự tin cậy và chính xác về giá cho các tài sản, các validators. 
Trên đây là nội dung thông tin về Sei Network. Dự án lần thứ 36 của Launchpool Binance được đánh giá là điểm sáng của thị trường tiền điện tử năm 2023. Nếu thành công, Sei Network sẽ trở thành dự án dẫn đầu trong lĩnh vực sổ đặt hàng trực tuyến. Rất nhiều thông tin thú vị về thị trường Crypto đang được cập nhật tại Tfbnews.com, cùng theo dõi nhé.

Leave a comment

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related Articles

NFT Lending là gì? Tìm hiểu Mô hình tài chính dành cho NFT

NFT Lending được đánh giá là hình thức cho vay hấp dẫn,...

Ledger Nano là gì? Hướng dẫn cách cài đặt và sử dụng

Hướng dẫn chi tiết cách cài đặt và sử dụng ví cứng...

Ví lạnh là gì? Ví cứng là gì? Ưu nhược điểm của ví lạnh

Ví lạnh là dạng ví vật lý, hoạt động ngoại tuyền, thiết...

FUD là gì ? Sự ảnh hưởng của FUD trong thị trường tài chính

Trong thị trường tài chính, FUD được xem như một chiếc thuật...