Thứ ba , 24 Tháng mười hai 2024
Home Hướng dẫn - Thủ thuật Kiến thức tài chính NFT Lending là gì? Tìm hiểu Mô hình tài chính dành cho NFT
Kiến thức tài chính

NFT Lending là gì? Tìm hiểu Mô hình tài chính dành cho NFT

nft lending la gi
NFT Lending là gì? Tìm hiểu Mô hình tài chính dành cho NFT

NFT Lending đang trở thành sản phẩm tài chính nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư của thị trường tiền điện tử. Sản phẩm tài chính này có gì đặc biệt, cách thức hoạt động ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây của Blogtiente. 

NFT Lending là gì?

Hiểu theo cách đơn giản, NFT Lending là sản phẩm tài chính cho phép người dùng sử dụng NFT làm tài sản thế chấp để vay các loại token như ETH, USDT,… trong thị trường NFT… Sau một thời gian, khi đã có đủ khả năng hoàn trả số token đã vay, người dùng sẽ được nhận lại NFT. 

Quy trình các bước vay và cho vay của sản phẩm tài chính này tương đối giống với mô hình lending/borrowing trong thị trường DeFi. Nếu nhìn nhận trên thực tế, có thể so sánh việc thế chấp NFT trong thị trường tiền điện tử như việc thế chấp các tài sản xe cộ, nhà đất,…trong đời sống. 

Để có thể bán một NFT cần thời gian rất lâu vì thị trường NFT là nơi có vốn hoá nhỏ và thanh khoản thấp. Vì vậy, sản phẩm tài chính NFT lending ra đời với mục đích tạo điều kiện để những người nắm giữ NFT có thể dùng nó làm tài sản thế chấp trong trường hợp chưa có đủ khả năng để mua token. Bên cạnh đó, cách thức hoạt động của mô hình này cũng ít nhiều làm tăng vốn hoá và thanh khoản cho thị trường NFT.

NFT Lending là sản phẩm tài chính cho phép người dùng sử dụng NFT làm tài sản thế chấp
NFT Lending là sản phẩm tài chính cho phép người dùng sử dụng NFT làm tài sản thế chấp

Cách thức hoạt động của NFT Lending?

NFT Lending cho phép những người nắm giữ NFT có thể dùng nó để thế chấp cho những khoản vay có giá trị tương đương 50% NFT, lãi suất dao động từ 20-80%. So với hình thức vay theo kiểu truyền thống, vay thông qua NFT đảm bảo sự minh bạch, rõ ràng vì mọi giao dịch đều được công khai trên  blockchain. Các khoản vay truyền thống sẽ mất rất nhiều thời gian để hoàn tất, tuy nhiên, với hình thức NFT Lending, thời gian được rút ngắn tối đa. 

Hợp đồng thông minh được sử dụng trong các giao thức NFT lending, đảm bảo tài sản thế chấp luôn được bảo vệ trong một kho chứa được quản lý bởi smart contract của dự án. Dưới đây là các bước trong quá trình vay thế chấp NFT:

  • Bước đầu tiên bắt đầu quá trình cho vay là đôi bên tham gia giao dịch phải động ý với các điều khoản như lãi suất, số tiền vay, thời hạn vay,…
  • Bước tiếp theo, người vay chuyển NFT từ ví của mình sang kho chứa quản lý bởi hợp đồng thông minh của giao thức. Cùng lúc này, người cho vay sẽ chuyển tài sản vào kho chứa.
  • Khi kho chứa đã nhận đầy đủ tài sản và NFT của bên cho vay và người đi vay , smart contract sẽ chuyển tài sản cho người vay và NFT của người đi vay sẽ bị khóa trong khoảng thời gian vay.
  • Nếu người vay không đủ khả năng hoàn trả khoản vay cùng lãi suất trong thời gian quy định, smart contract sẽ tự động thanh lý NFT. Ngược lại, nếu hoàn trả khoản vay đúng hạn, người đi vay sẽ nhận lại số lượng NFT của mình.
NFT Lending cho phép những người nắm giữ NFT có thể dùng nó để thế chấp cho những khoản vay có giá trị tương đương 50% NFT
NFT Lending cho phép những người nắm giữ NFT có thể dùng nó để thế chấp cho những khoản vay có giá trị tương đương 50% NFT

Các loại mô hình NFT Lending

Hiện tại, sản phẩm tài chính NFT Lending đang triển khai các mô hình cho vay sau đây:

Peer-to-peer Lending

Mô hình Peer-to-peer (P2P) lending cho phép thực hiện khoản vay giữa người dùng với nhau, các bên sẽ tự thương lượng với nhau về lãi suất và số tiền vay mà không có sự can thiệp của bên thứ 3. Hình thức cho vay P2P Lending sẽ diễn ra trên những dApp NFT lending như NFTfi, X2Y2…

Peer-to-protocol Lending

Peer-to-protocol lending có cách thức hoạt động tương đối giống với đa số các giao thức cho vay ở thị trường DeFi. Người đi vay dùng NFT để thế chấp và nhận số tiền vay từ bể thanh khoản (liquidity pool). Khác với hình thức P2P, cách thức này giúp người đi vay có thể hoàn tất quá trình tiếp cận với vốn nhanh hơn vì không cần sự giao dịch giữa bên cho vay và đi vay, tuy nhiên, khoản tiền vay không có tính linh hoạt.

Peer-to-protocol lending có cách thức hoạt động tương đối giống với đa số các giao thức cho vay ở thị trường DeFi
Peer-to-protocol lending có cách thức hoạt động tương đối giống với đa số các giao thức cho vay ở thị trường DeFi

Collateralized Debt Position (CDP)

CDP có cách thức hoạt động rất giống với mô hình cho vay Peer-to-protocol lending, là người đi vay sẽ thế chấp NFT và nhận tiền từ bể thanh khoản. Tuy nhiên, người đi vay chỉ có thể vay các token trong dự án.

Rental NFT

Rental NFT cho phép người dùng thuê NFT trong một khoảng thời gian nhất định. Khi thuê NFT, người thuê sẽ chỉ cần trả tiền thuê NFT, không cần thuế chấp tài sản hay trả lãi, kết thúc thời gian thuê, NFT sẽ được hoàn trả cho chủ sở hữu. 

Buy now Pay later (BNPL)

BNPL là hình thức cho phép người dùng mua NFT dưới dạng trả góp. Người đi vay sẽ trả góp hàng tháng, sau khi hoàn tất việc trả góp, NFT sẽ tự động chuyển về ví. 
Nội dung bài viết là những chia sẻ về sản phẩm tài chính NFT Lending. Cơ hội phát triển của NFT thông qua hình thức cho vay này sẽ rất hứa hẹn trong tương lai.

Cùng tìm hiểu nhiều kiến thức bổ ích liên quan đến thị trường tiền điện tử tại Tfbnews.com nhé.

Leave a comment

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Related Articles

Ledger Nano là gì? Hướng dẫn cách cài đặt và sử dụng

Hướng dẫn chi tiết cách cài đặt và sử dụng ví cứng...

Ví lạnh là gì? Ví cứng là gì? Ưu nhược điểm của ví lạnh

Ví lạnh là dạng ví vật lý, hoạt động ngoại tuyền, thiết...

FUD là gì ? Sự ảnh hưởng của FUD trong thị trường tài chính

Trong thị trường tài chính, FUD được xem như một chiếc thuật...

Fibonacci là gì? Cách ứng dụng Fibonacci vào trade

Fibonacci là gì được nhiều người mới giao dịch tìm hiểu khi...