Nếu là một người đam mê tài chính, đầu tư vào thị trường tiền ảo thì chắc chắn các bạn đã từng nghe qua DeFi. Đây là một trong những ứng dụng tài chính nhận được sự quan tâm nhất thời điểm hiện tại. Vậy DeFi là gì? Vì sao DeFi lại HOT như vậy? Cùng Blog Tiền Tệ tìm hiểu về DeFi ngay trong bài viết dưới đây nhé!
DeFi là gì?
DeFi ( tên đầy đủ là Decentralized Finance) : đây là một thuật ngữ được “dân trong ngành” dùng để chỉ mạng lưới các ứng dụng tài chính phi trung lập hay còn được gọi là ứng dụng tài chính mở. Điểm chung của tất cả các ứng dụng này là đều được xây dựng trên Blockchain.
DeFi quy tụ các ứng dụng tài chính phổ biến trên thị trường tiền ảo và tạo thành một hệ sinh thái tài chính mở. DeFi cho phép mọi người dùng được truy cập, tham gia giao dịch mà không bị chi phối bởi bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào. Điều này cũng đồng nghĩa với DeFi là một “Non-Custodial” – không ủy thác.
Các ứng dụng của DeFi
Decentralized Finance trong crypto không hoàn toàn thay thế CiFi (Centralized Finance). Tuy nhiên, trên nền tảng DeFi người dùng vẫn có thể thực hiện được các thao tác sau:
DeFi Lending (Vay và cho vay)
Vay và cho vay phi trung lập là lĩnh vực mà DeFi phát triển mạnh nhất. DeFi cho phép người dùng gửi tiền vào tài khoản đăng ký và cho vay để kiếm lời tương tự như cách thức hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, thay vì sử dụng ngân hàng làm trung gian, DeFi sẽ kết nối người cho vay và người vay thông qua smart contract. Smart contract cũng tự động giúp người cho vay thực thi điều khoản vay cũng như phân phối lợi nhuận phát sinh một cách tự động.
Một số ứng dụng tài chính hỗ trợ dịch vụ vay và cho vay này trên DeFi được nhiều người sử dụng hiện nay có thể kể đến là Compound, Dharma, Osis, Fulcrum,…
DeFi Insurance (Bảo hiểm phi trung lập)
Bên cạnh đó, DeFi còn còn có các giao thức bảo hiểm khác giúp người dùng của mình tránh khỏi những vụ tấn công an ninh, rủi ro khi đầu tư tài chính điện tử. Chính sách bảo hiểm của DeFi dựa trên pooling funds (quỹ gộp).
Một cái tên tiêu biểu cho lĩnh vực này trên DeFi là Nexus Mutual (bảo hiểm phi trung lập dựa trên Ethereum), thành viên tham gia sở hữu nhóm bảo hiểm, đóng ETH để lấy NXM. Ngoài ra, các dự án DeFi đã triển khai thành công trong Bảo hiểm phi trung lập không thể bỏ qua là Opin, Hakka Finance (3F Mutual), Yearn Insurance,…
DeFi Stablecoin
Hầu hết các ứng dụng trên DeFi đều có coin riêng. Tuy nhiên, để giữ được sự ổn định cho đồng coin, DeFi đã phát hành các Stablecoins. Đây là loại tiền ảo được tạo ra với mục đích chính là giảm thiểu sự ảnh hưởng của biến động giá, “giữ giá” cho đồng tiền ảo. Cách thức để DeFi làm được điều đó là gắn giá trị của Stablecoins với một loại tài sản có giá trị cao và ổn định như vàng, đồng USD,…
Các dự án trong DeFi Stablecoin được chú ý trong thời gian qua có thể kể đến như là Terra, Reserve, Just, Venus, MakerDAO, Kava,…
Stablecoin là gì ? Sự Lựa Chọn An Toàn Trong Thị Trường Tiền Ảo
DEX (Giao dịch phi trung lập)
DEX chính là các sàn giao dịch phi trung lập. DEX sử dụng smart contract thực hiện các giao dịch tiền ảo, nhờ đó có tính chính xác, an toàn và bảo mật cao hơn. Giao dịch trên DEX người giao dịch cũng không cần mất phí thực hiện. Đây là một ưu điểm của DEX đang nhận được nhiều đánh giá tích cực từ người dùng.
Một số sàn giao dịch DEX đáng chú ý trên DeFi là Uniswap, Binace DEX, Pancakeswap,… Ngoài ra, DeFi còn có các ứng dụng thanh toán phi trung lập như Helis, xDAI, Lightning Network, Market Protocol, Uma,…
DeFi Derivatives (Sản phẩm phát sinh)
Derivatives là thuật ngữ được dùng để chỉ các sản phẩm phát sinh khi giao dịch phi trung lập trên DeFi. Giá trị của các sản phẩm phát sinh này sẽ phụ thuộc chủ yếu vào sự biến động của tài sản mà chúng được gán (phổ biến nhất là crypto và token). Lúc này, người dùng DeFi sẽ giao dịch dựa trên tỷ giá của đồng crypto mà không trực tiếp sở hữu chúng. Ứng dụng này của DeFi nhằm giúp người dùng giảm thiểu tối đa rủi ro về biến động giá.
Các dự án DeFi Derivatives nhiều người tham gia là UMA, BarnBridge, Synthetix, Perpetual, Opyn,…
Tiềm năng của DeFi trong thị trường tiền ảo
Tiềm năng của DeFi trong thị trường tiền ảo vô cùng cao. Theo các báo cáo tài chính gần đây, tổng vốn hóa của DeFi đã tăng mạnh, gấp 15 lần chỉ trong 2 năm. Cùng với đó là sự phát triển vượt trội của DeFi protocol. Số liệu cập nhật mới đấy của trang DAppTotal cho thấy tổng tài sản lock của DeFi là > 1.09 tỉ USD. Trong đó, ETH chiếm 3.02% và EOS chiếm 10.73%.
Sự phổ biến của DeFi trong thị trường tiền ảo càng chứng minh cho tiềm năng của nền tảng này. Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng vượt trội, bản thân DeFi cũng tiềm ẩn không ít rủi ro. Vì thế, hãy luôn cẩn trọng, tỉnh táo khi tham gia bất kỳ ứng dụng nào trên DeFi.
Trước khi phát sinh giao dịch, bạn cần nghiên cứu kỹ các dự án, tốt nhất hãy tham gia các dự án đã thành công và được nhiều trader lựa chọn như staking, quản trị, trade coin,… Càng có nhiều tiện ích thì coin càng giá trị và nên đầu tư.
Kết luận
Trên đây là những thông tin cần biết về DeFi là gì?
Follow TFBnews.com để xem thêm nhiều tin tức tiền điện tử mới nhất !
Leave a comment